Sàn gỗ công nghiệp ngày nay trở nên rất phổ biến với gần 100 thương hiệu lớn nhỏ trên cả nước. Là một người có nhu cầu mua không khỏi bối rối khi thương hiệu nào cũng được người bán hàng quảng cáo là tốt, bền. Để khách hàng dễ tìm hiểu, nắm bắt các thông tin của sản phẩm sàn gỗ nhanh chóng và kịp thời. Thì các nhà sản xuất sàn gỗ công nghiệp đã đưa ra một số kí hiệu căn bản cho sản phẩm. Các kí hiệu thể hiện nguồn gốc, xuất xứ, kích thước và các tiêu chuẩn, chứng nhận chất lượng sàn gỗ được in trên bao bì hộp gỗ. Sau đây là những hướng dẫn về những kí hiệu và thông số kỹ thuật trên hộp sàn gỗ công nghiệp. Điều này có thể  giúp bạn xem xét sản phẩm đố có phù hợp với mục đích sử dụng của công trình của mình hay không. Hãy cùng tìm hiểu các thông số của sàn gỗ công nghiệp để hiểu hơn về loại sàn này.

1. Vì sao phải tìm hiểu thông số kỹ thuật sàn gỗ

Thay vì đặt niềm tin mơ hồ vào sự tư vấn của người bán hàng, bạn nên tìm hiểu một số các thông số kỹ thuật quan trọng. Điều này giúp bạn chủ động và chính xác hơn trong các lựa chọn của mình. Thông số kỹ thuật trên sàn gỗ là những thông tin chính thống từ nhà máy sản xuất muốn truyền tải đến người tiêu dùng. Trong những trường hợp thông tin từ người bán trung gian được phóng đại hoặc không trung thực, thì bạn có thể dựa vào những thông số này để đánh giá chính xác nhất về sản phẩm. Hiểu về sản phẩm sẽ đảm bảo được quyền lợi của bạn khi mua hàng, đồng thời cân nhắc được loại sàn nào sẽ phù hợp với nhu cầu, vị trí lắp đặt của gia đình bạn.

Khi chọn mua sàn gỗ, nhiều khách hàng chỉ quan tâm đến độ dày, màu sắc hay giá sàn gỗ. Tuy nhiên lại bỏ qua một yếu tố rất quan trọng đó là các thông số kỹ thuật của chúng. Đây là một yếu tố giúp cho khách hàng nắm được những đặc tính cơ bản của sàn gỗ để đưa ra những quyết định lựa chọn loại sàn gỗ thích hợp cho từng không gian. Cũng như nhu cầu sử dụng của khách hàng.

2. Kích thước của sàn gỗ công nghiệp

Sau đây chúng tôi xin liệt kê các thông số kỹ thuật quan trọng mà bạn không nên bỏ qua khi tham khảo về sàn gỗ công nghiệp. Hiện nay ván sàn gỗ công nghiệp bề dày thanh ván sàn gỗ công nghiệp; trên thị trường sàn gỗ công nghiệp phổ biến với 2 loại độ dày :

  • Loại 8mm chuyên dùng trong gia đình hoặc những nơi có mặt bằng tương đối bằng phẳng. Loại sàn gỗ công nghiệp này thường có cấu trúc hèm phẳng, không tồn tại gờ lõm ở phần liên kết giữa các thanh.
  • Loại 12mm chuyên dùng trong các khu thương mại . Loại sàn gỗ công nghiệp này khá phong phú về kích thước khi có cả loại hèm phẳng và loại hèm V- Groove.

Thông số về kích thước sàn gỗ công nghiệp bao gồm: độ dài, độ rộng và độ dày của tấm ván sàn gỗ. Thông thường sàn gỗ công nghiệp hiện nay có chiều dài trên 1,2m rộng từ 12 mm đến 20 mm. Với độ dày 7,5mm, 8mm, 10mm hoặc 12mm, 14mm. Có rất ít thương hiệu sàn gỗ còn sản xuất sàn gỗ bản ngắn khoảng 900mm như sàn gỗ tự nhiên.

Chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng sàn gỗ công nghiệp 8mm nếu sử dụng trong gia đình. Bạn có thể sử dụng loại ván sàn gỗ công nghiệp 12mm nếu muốn có cảm giác chắc chắn nhất. Tuy nhiên giá thành cũng sẽ cao hơn tương đối nhiều.

3. Các thông số về màu sắc của sàn gỗ công nghiệp

Mỗi thương hiệu sàn gỗ công nghiệp có rất nhiều ký hiệu về màu sắc khác nhau. Mỗi hãng sàn gỗ thường ký hiệu màu sắc sàn gỗ bằng mã sản phẩm. Bạn có thể nhìn thấy các màu sắc sàn gỗ trên các website. Tuy nhiên màu sắc trên ảnh chỉ phản ánh đúng 80% đến 95% so với thực tế. Do đó, để xem được đúng màu sắc sàn gỗ thì bạn nên đến trực tiếp các cửa hàng hoặc showroom. Mục đích là để nhìn màu sắc thực tế và chọn màu sàn gỗ phụ thuộc vào sở thích của bạn.

4. Các thông số về hèm khóa liên kết

Một yếu tố tiếp theo là hèm khóa của ván sàn gỗ. Chúng là phần để 2 thanh gỗ liên kết với nhau khi thi công lắp đặt ván sàn. Hiên nay, tất cả các loại sàn gỗ công nghiệp đều sử dụng kiểu hèm khóa mộng kép. Là những loại hèm thường thấy ở các loại sàn gỗ tự nhiên (căm xe, gõ đỏ, gỗ óc chó..). Trên thị trường, các loại sàn gỗ công nghiệp sử dụng một trong ba loại phổ biến là Click2Click, R- Click và Tap&Go. Chất lượng hèm khóa sẽ ảnh hưởng đến mối liên kết giữa các thanh sàn gỗ công nghiệp. Khi lựa chọn sàn gỗ công nghiệp; bằng mắt thường, bạn có thể để ý loại hèm khóa sắc nét và sâu rộng hơn thì có chất lượng tốt hơn. Thông số chống mài mòn AC và tiêu chuẩn Class.

Thông số AC được đưa ra sau khi đo lường; bằng cách dùng giấy dáp lên máy quay và chà trên bề mặt sàn gỗ công nghiệp. Thông số này đặc trưng cho khả năng chịu mài mòn của sàn gỗ công nghiệp. Thông số càng cao thì tính chịu mài mòn của sàn gỗ càng cao. AC3 được khuyến nghị sử dụng trong gia đình và AC4 trở lên sử dụng cho các khu vực thương mại. Tiêu chuẩn Class là tiêu chuẩn khuyến nghị của nhà sản xuất.

5. Chỉ số chịu lực Class của sàn gỗ công nghiệp

Đối với các loại ván sàn cao cấp nhập khẩu từ Châu Âu (sàn gỗ Bỉ) có khả năng chịu lực là 80kg/cm2. Áp dụng khi lắp đặt ở nhà ở thì thích hợp cho phòng khách, phòng ngủ, phòng ăn, phòng trẻ em, cầu thang. Còn tại các khu vực công cộng là những nơi có lượng người khá đông như: siêu thị, hội trường, khách sạn, văn phòng, nhà trẻ. Đối với loại ván sàn thường thì mức độ class là 32, số ít có mức độ class là 33.

6. Chỉ số chống mài mòn bề mặt AC

Chỉ số dưới hạn tính bằng vòng quay xác định cấp độ mài mòn sàn gỗ công nghiệp từ AC1-AC6. Các loại sàn gỗ công nghiệp tại thị trường nội thất ở Việt Nam hiện nay; chủ yếu được sử dụng với 4 cấp độ mài mòn AC3, AC4 và AC5, AC6

7. Chỉ số chịu va đập IC

IC thể hiện mặt sàn có khả năng chịu va đập cao đối với những vật rơi bất ngờ xuống sàn. Hoặc cố ý vì nhờ đặc tính đặc biệt của lớp gỗ melamine và cấu trúc tổng thể của tấm sàn. Trên các bao bì của sản phẩm thì thông số này ít khi được công bố mà các nhà sản xuất thường mặc định cho thông só này là IC2. Có nghĩa là chịu được lưc tác động là 20N. Với lực này thì khả năng bị rơi của một vật nặng lên tới 780g từ đô cao 1,2m cúng không làm ảnh hưởng tới mặt sàn.

8. Chỉ số khả năng chống cháy cấp độ B

Cấp độ cao nhất và khó cháy nhất của sàn gỗ công nghiệp là cấp độ B1. Điều này có thể được chứng minh qua việc bạn dể điếu thuốc lá đang cháy trên mặt sàn cho đến khi điếu thuốc này tàn; thì sàn gỗ vẫn giữ nguyên vẻ ban đầu không có dấu vết của hiện tượng bị cháy.

9. Chỉ số chất độc hại có trong ván công nghiệp

Ngoài ra, ký hiệu E chính là hàm lượng Formaldehyde có trong ván sàn. Hàm lượng này nói nên mức độ độc hại của sàn gỗ đối với người sử dụng chính vì thế các loại sàn gỗ công nghiệp khi hoàn thiện. Cũng như khi được đưa ra thị trường để tiêu thụ phải đảm bảo mức độ độc hại là E1, chuẩn Châu Âu. Hoặc một số loại có mức độ E0 (không chứa độc hại).

Pin It on Pinterest